Có thể bạn đã từng bắt gặp cụm từ viết tắt PhD trên các tấm danh thiếp hay trên tấm bằng đại học… Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc PhD là gì hay PhD là viết tắt của từ gì? Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.
PhD là cụm từ chỉ học vị của một người. PhD là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Doctor of Physolophy, với ý nghĩa là Tiến sĩ hay chuyên gia triết học, sau này được dùng để chỉ danh từ chung về những người có học vị tiến sĩ trong mọi ngành nghề.
Đây là học vị cao nhất trong trình độ học thuật, được trao trong các trường đại học ở hầu hết các nước nói tiếng Anh. Bằng này xuất hiện lần đầu tiên ở Đức, sau đó nó dần được Mỹ và các nước phương Tây đưa vào chương trình giáo dục. Ở Mỹ, PhD xuất hiện từ khoảng cuối thế kỷ 18.
PhD là gì? Tìm hiểu về chương trình học lấy bằng PhD
Từ Ph.D có gốc Latin là Philosophiae Doctor. Trong đó, chữ doctor nghĩa là “thầy” (teacher), và “chuyên gia”, “chức trách” (authority). Chữ phylosophy mang ý nghĩa là triết học. Theo nghĩa chuẩn nhất, phylosophy chỉ chung các ngành học không dẫn đến nghề nghiệp thực tế nhất định như người của nhà thờ, luật sư hay bác sĩ. Tuy nhiên cho đến hiện nay thì không phải PhD nào cũng có liên quan đến triết học, mặc dù vẫn sử dụng cụm từ này.
Philosophy ở đây dùng để chỉ các ngành học không dẫn đến một nghề nghiệp thực tế nhất định của thời đó như người của nhà thờ, luật sư, và bác sĩ. Duy chỉ có chữ doctor vẫn mang đầy đủ ý nghĩa của nó. Ở phương Tây, hầu hết những người có bằng PhD đều được gọi là doctor.
Sau khi tốt nghiệp đại học, đối với một số người có khả năng và điều kiện thường lựa chọn học lên cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ để mở mang kiến thức và tiếp cận được với nền văn minh của những nước tiên tiến trên thế giới. Tại các trường đại học ở Việt Nam có hệ đào tạo sau đại học hoặc bạn có thể học các chương trình du học nước ngoài để lấy bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ chuyên ngành bạn theo học. Việc học cao hơn để lấy các tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ sẽ có những lợi ích sau:
PhD là gì? Tìm hiểu về chương trình học lấy bằng PhD
Nếu bạn đang có ý định muốn học lên cao hơn để lấy tấm bằng PhD thì thời gian khóa học là vấn đề mà bạn cần phải quan tâm tìm hiểu. Chương trình học tiến sĩ thường kéo dài từ 3 đến 4 năm, nếu như bạn dành toàn thời gian để tập trung theo học. Còn đối với những bạn học bán thời gian có thể mất 6 đến 7 năm để hoàn tất chương trình tiến sĩ.
Bên cạnh đó, một vấn đề mà bạn cũng cần phải quan tâm đó là hình thức học để lấy tấm bằng PhD ra sao. Hiện nay, có hai hình thức học phổ biến đó là được tài trợ hay bạn tự bỏ tiền ra. Thông thường sẽ có những chương trình cấp học bổng do nhà trường tài trợ sau khi đã nhận được bảng đề xuất và lý do tại sao bạn muốn nghiên cứu về lĩnh vực này. Còn đối với những chương trình tiến sĩ tự túc thì chủ yếu do gia đình hỗ trợ về tài chính trong quá trình học. Chi phí học tập tùy thuộc vào trường bạn đăng ký theo học.
Có một điều mà bạn cần phải biết khi tìm hiểu về tấm bằng PhD, đó là không phải ai tốt nghiệp đại học cũng có thể học lên bậc PhD. Bởi vì để học lên bậc PhD đòi hỏi bạn phải có bằng thạc sĩ trong ngành nghề, lĩnh vực liên quan. Hiểu một cách đơn giản là sau khi tốt nghiệp đại học thì bạn phải học lên để lấy bằng thạc sĩ rồi mới có thể học lên để lấy bằng tiến sĩ.
Bên cạnh đó, trước khi vào học lấy bằng PhD, bạn phải chứng minh được kiến thức của mình, những lỗ hổng kiến thức mà bạn muốn làm sáng tỏ, phương pháp học tập… trong đề cương nghiên cứu. Và đây cũng chính là điều kiện bắt buộc của 1 số trường đòi hỏi bạn nếu như muốn học lên bậc PhD. Tiếp đến, để có thể chắc chắn được thông qua thì hồ sơ nhập học của bạn cần phải đạt được các tiêu chí sau:
Ngoài ra, khi được theo học chương trình tiến sĩ, trường sẽ bố trí cho bạn một người giám sát, hoặc có trường sẽ yêu cầu bạn phải tự tìm giáo sư và thuyết phục họ làm giám sát cho mình.
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích về PhD và chương trình học PhD. Từ đó hiểu được PhD là gì và các khái niệm liên quan.
Tổng hợp
Trong những năm gần đây có nhiều học sinh Việt Nam cố gắng dành được…
Đối với những ai muốn du học Hàn Quốc khi xin visa bị dính lỗi…
Điểm GPA là gì? GPA thấp có xin được học bổng không? Để hiểu rõ…
Trượt visa lỗi số 7 du học Hàn Quốc là lỗi nhiều người gặp phải.…
Lỗi số 11 du học Hàn Quốc là gì? Có cách nào để giải quyết…
Trong những năm gần đây du học đang trở thành xu hướng phổ biến của…